| | |

Khung lịch mùa vụ thả giống Nuôi Tôm Nước Lợ năm 2023

Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, đến hết tháng 12 năm 2022, nhiệt độ trung bình tại khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ phổ biến cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 0,5-1,0 độ C; các khu vực khác phổ biến ở mức xấp xỉ so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ.

Từ kết quả chỉ đạo mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022 và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, Tổng cục Thủy sản hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2023.

Theo các chuyên gia khí tượng thủy văn WeatherPlus nhận định, nửa đầu mùa đông (từ tháng 10 đến 12/2022) mùa đông đến sớm và rét hơn những năm gần đây. Nhưng sang nửa cuối mùa đông (từ tháng 01 đến tháng 03/2023) thời tiết lại có xu hướng ấm hơn so với cùng kỳ năm 2022.

Tháng 2 năm 2023: Mùa đông miền Bắc nóng hơn hẳn năm trước. Nhiệt độ cao hơn so với tháng 1 năm 2023 khoảng 0,5-1,0 độ C và ấm hơn hẳn từ 4-5 độ C so với cùng kỳ năm 2022. Trong tháng có từ 2-3 đợt không khí lạnh, ít khả năng xuất hiện đợt rét đậm, rét hại trên diện rộng mà chủ yếu tập trung ở vùng núi Đông Bắc. Nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc tháng 2 năm 2023 phổ biến từ 18,5-20,5 độ C, vùng núi 16,5-18,5 độ C; nhiệt độ thấp nhất 11-14 độ C, vùng núi 7-10 độ C, núi cao 3-6 độ C.

Tháng 3 năm 2023: Mùa đông miền Bắc còn không khí lạnh yếu. Nhiệt độ miền Bắc có thể thấp hơn so với cùng kỳ năm 2022 từ 1-2 độ C. Trong tháng có 2-3 đợt không khí lạnh, chủ yếu là các đợt cường độ yếu và di chuyển lệch đông gây nên kiểu thời tiết rét ẩm, sương mù và mưa phùn cho khu vực phía Đông Bắc Bộ. Nhiệt độ trung bình mùa đông miền Bắc tháng 2 năm 2023 phổ biến từ 21-23 độ C, vùng núi 19-21 độ C.

Từ kết quả chỉ đạo mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2022 và dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, để tận dụng tiềm năng, lợi thế ngành tôm cho nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, chủ động mùa vụ nhằm giảm thiểu thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh, đảm bảo kế hoạch năm 2023, Tổng cục Thủy sản hướng dẫn khung lịch mùa vụ thả giống nuôi tôm nước lợ năm 2023 như sau:

KHUNG LỊCH MÙA VỤ THẢ GIỐNG NUÔI TÔM NƯỚC LỢ

KHU VỰC NUÔI ĐỐI TƯỢNG NUÔI THỜI GIAN THẢ GIỐNG
1. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TỪ QUẢNG NINH ĐẾN THỪA THIÊN HUẾ (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) Nuôi tôm sú Thả giống từ cuối tháng 03 đến hết tháng 9.
Nuôi tôm thẻ chân trắng Nuôi chính vụ: Thả giống từ đầu tháng 03 đến giữa tháng 9.
Nuôi tôm vụ đông (Áp dụng đối với cơ sở có hình thức hay phương thức nuôi kiểm soát nhiệt độ trong mùa đông) Thả giống từ tháng 10 đến tháng 12 năm 2023.
2. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ TỪ ĐÀ NẴNG ĐẾN PHÚ YÊN (Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phúc Yên) Nuôi tôm sú Thả giống từ tháng 02 đến tháng 7 năm 2023.
Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 02 đến tháng 8 năm 2023. Đối với vùng nuôi cơ sở hạ tầng đảm bảo, chủ động nguồn nước, giải pháp kỹ thuật nuôi phù hợp, có thể thả giống đến tháng 10 năm 2023.
3. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH TỪ KHÁNH HÒA ĐẾN BÌNH THUẬN (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) Nuôi tôm sú – Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 02 đến tháng 8 năm 2023.

– Nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023 (vùng nuôi có điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến hết tháng 9 năm 2023).

Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 01 đến tháng 9 năm 2023 (vùng nuôi ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt, điều kiện cơ sở hạ tầng, nguồn nước đảm bảo có thể thả giống đến tháng 12 năm 2023).
4. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH/THÀNH PHỐ ĐÔNG NAM BỘ (Bà Rịa Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh) Nuôi tôm sú – Nuôi thâm canh, bán thâm canh, quảng canh, quảng canh cải tiến: Thả giống từ tháng 02 đến tháng 7 năm 2023.

– Nuôi kết hợp tôm sú với cua, cá; nuôi tôm rừng: Thả giống từ tháng 12 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023.

Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 02 đến tháng 8 năm 2023 (vùng nuôi có điều kiện hạ tầng đảm bảo có thể thả giống đến tháng 10 năm 2023).
5. ĐỐI VỚI CÁC TỈNH VEN BIỂN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG (Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, An Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau) Nuôi tôm sú – Nuôi thâm canh, bán thâm canh: Thả giống từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2023 (vùng nuôi có điều kiện độ mặn phù hợp, kiểm soát được nguồn nước và thực hiện tốt việc cải tạo, diệt mầm bệnh giữa các vu nuôi có thể thả giống quanh năm).

– Nuôi kết hợp tôm sú với cua, cá; nuôi tôm rừng: Thả giống quanh năm, tuy nhiên để đảm bảo an toàn dịch bệnh, người nuôi cần ngắt vụ để cải tao ao (tối thiểu 30 ngày), diệt mầm bệnh ít nhất 01 lần/năm.

– Nuôi luân canh tôm – lúa: Thả giống từ tháng 01 đến tháng 6 năm 2023.

Nuôi tôm thẻ chân trắng Thả giống từ tháng 02 đến tháng 10 năm 2023 (vùng nuôi có điều kiện độ mặn phù hợp, kiểm soát được nguồn nước và thực hiện tốt việc cải tạo, diệt mầm bệnh giữa các vu nuôi có thể thả giống quanh năm).
6. ĐỐI VỚI HÌNH THỨC NUÔI TÔM ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ CAO, KIỂM SOÁT HOÀN TOÀN ĐIỀU KIỆN NUÔI Các địa phương có cơ sở nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao; cơ sở hạ tầng đảm bảo không chịu ảnh hưởng của thời tiết; chủ động kiểm soát hoàn toàn các yếu tố môi trường, dịch bệnh có thể thả giống quanh năm.

 

Nguồn: Trung tâm Khuyến nông Quốc Gia – Tổng hợp: Thuốc Thú Y Thủy Sản APA

 

Vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký Quyết định số 985/QĐ-TTg ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021 – 2030.

Mục tiêu chung của Chương trình là phát triển nuôi trồng thủy sản hiệu quả, bền vững, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nuôi trồng thủy sản; đáp ứng được các yêu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu,…

Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2030, tổng sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 7,0 triệu tấn/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 12 tỷ USD/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình trên 4,5%/năm.

Chủ động sản xuất, cung ứng được trên 60% nhu cầu tôm sú, tôm thẻ chân trắng bố mẹ và 100% cá tra bố mẹ chọn giống; cải thiện chất lượng con giống các loài thủy sản có giá trị kinh tế cao và khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn.

Đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng đầu mối thiết yếu đáp ứng yêu cầu sản xuất cho trên 50 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung và vùng sản xuất giống tập trung,…

Chương trình gồm 6 nội dung chính

  • Thứ nhất, về phát triển sản xuất giống thủy sản: nâng cao năng lực sản xuất giống thủy sản như thu hút các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu, sản xuất và phát triển giống thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực tiễn sản xuất; khuyến khích tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân xây dựng, áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng và an toàn sinh học, các tiêu chuẩn chất lượng trong sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản,… Cùng đó, phát triển sản xuất giống thủy sản theo nhóm loài (tôm nước lợ, cá tra).
  • Thứ hai, phát triển nuôi theo nhóm, loài (như tôm nước lợ, cá tra, cá rô phi, cá biển, tôm hùm, nhuyễn thể, cá nước lạnh, các loài giáp xác, các loài cá thống, bản địa, thủy đặc sản); Kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc trong nuôi trồng thủy sản; Kiểm soát an toàn dịch bệnh và quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản,…
  • Thứ ba, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản: tiếp tục đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng đầu mối thiết yếu tại một số vùng sản xuất giống tập trung, vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; các vùng nuôi đối tượng thủy sản chủ lực, nuôi thủy sản có khối lượng sản phẩm hàng hóa lớn… Ngoài ra, đầu tư nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng phục vụ đào tạo, tập huấn, nghiên cứu, lưu giữ con giống, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong sản xuất, ương dưỡng giống và nuôi trồng thủy sản.
  • Thứ tư, phát triển hệ thống sản xuất, cung ứng vật tư và công nghiệp hỗ trợ nuôi trồng thủy sản. Phát triển sản xuất thức ăn thủy sản phù hợp với đối tượng, hình thức, điều kiện nuôi; tăng tỷ lệ sử dụng nguồn nguyên liệu nội địa để giảm giá thành sản phẩm, giảm phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và bảo vệ môi trường. Phát triển sản xuất sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nguồn gốc từ nguyên liệu thân thiện với môi trường.
  • Thứ năm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tổ chức sản xuất: Phát triển nguồn nhân lực quản lý, nghiên cứu, hướng dẫn kỹ thuật; hoàn thiện hệ thống đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển ngành thủy sản; tổ chức đào tạo, tập huấn cho các lực lượng lao động tham gia chuỗi sản xuất, thương mại thủy sản. Bên cạnh đó, phát triển các mô hình hợp tác và liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm theo hình thức hợp tác gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới; xây dựng, phát triển các mô hình nuôi trồng thủy sản kết hợp với hoạt động kinh tế khác để tạo ra giá trị gia tăng.
  • Thứ sáu, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ trong nuôi trồng thủy sản: Sản xuất nhân tạo, chọn tạo các giống thủy sản mới, có tiềm năng phát triển; giống trái vụ, giống có khả năng thích nghi cao với điều kiện môi trường, tăng trưởng nhanh, kháng bệnh, sạch bệnh; phát triển công nghệ nuôi phù hợp, thân thiện môi trường, tiết kiệm nước, nhiên liệu, nguyên liệu, giảm sự phụ thuộc vào nguồn tài nguyên thiên nhiên; hạn chế dùng thuốc, hóa chất có nguy cơ ảnh hưởng tới môi trường, an toàn thực phẩm,… Áp dụng các giải pháp công nghệ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm thủy sản; đẩy mạnh chuyển đổi sang ứng dụng công nghệ tự động hóa…

Để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu và nội dung trên, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm điều phối và tổ chức thực hiện Chương trình trên phạm vi cả nước; ban hành Bộ tiêu chí xác định vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, vùng sản xuất giống thủy sản tập trung được ngân sách trung ương, địa phương ưu tiên đầu tư phù hợp với tình hình phát triển trong từng thời kỳ, từng giai đoạn; Bộ tiêu chí xác định các dự án phát triển nuôi trồng thủy sản ưu tiên thực hiện.

Rà soát, đề xuất xây dựng các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút các thành phần kinh tế đầu tư vào các khâu trong toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm nuôi trồng thủy sản; hướng dẫn, đôn đốc các bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện Chương trình; tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá, hội thảo/hội nghị triển khai, sơ kết, tổng kết,…


Xem thêm: Thuốc Thú Y Thủy Sản thường dùng trong nuôi TÔM | Thức Ăn Thủy Sản Dinh Dưỡng sử dụng trong nuôi TÔM

 

[columns] [span4] Like FACEBOOK APA

 

[/span4] [span4] Share THÔNG TIN THỦY SẢN

 

[/span4] [span4] Subscribe BẢNG GIÁ THỦY SẢN

 

[/span4] [/columns]

Similar Posts